Những lưu ý khi thi công chống thấm nhà dân dụng

Đăng ngày: 06/06/2018

 Những lưu ý khi thi công chống thấm nhà dân dụng, tư vấn sửa chữa chống thấm nhà ở dân dụng, phương pháp chống thấm và những lưu ý bạn cần biết, tư vấn sửa chữa nhà phố…

+Không nên để tình trạng ” thấm mới chống ” xảy ra

– Khi xây nhà mới nhiều chủ nhà vẫn rất ít quan tâm đến việc chống thấm mà chờ đến lúc “thấm” mới “chống”, đây là một sai lầm. Vì theo các kỹ sư xây dựng: Dịch vụ chống thấm hiệu quả phải tiến hành ngay sau khi xây dựng xong, bê tông còn chưa khô hẳn dễ làm cho hợp chất chống thấm ăn sâu vào, hiện tượng thấm – dột về sau rất ít khi xảy ra.
– Việc đợi thấm mới chống chỉ là giải pháp đối phó tạm thời, vì hiện chưa có kỹ thuật – hóa chất chống thấm nào là vĩnh cửu. Chống thấm hiệu quả nhất hiện nay cũng chỉ bảo đảm 5 – 7 năm là tối đa.

+ Trước khi chống thấm

– Khi làm xử lý chống thấm cho bất kỳ tình huống nào ta cũng nên tìm hiểu thật kỹ nguyên nhân và tìm ra đầu nguồn của sự thấm, sau đó mới đưa ra giải pháp được. khâu phán đoán, đánh giá là rất quan trọng.

Xử lí chống thấm

– Xử lý thấm thì cũng nhiều phương pháp, nhiều vật liệu, nhưng sử dụng phương pháp nào, vật liệu nào phù hợp thì lại là yếu tố quyết định đúng sai.
– Theo các nhà chuyên môn về xây dựng: Điều cần chú ý trước tiên là chất lượng của nguyên vật liệu nhưng để cho các hợp chất chống thấm kết dính tốt, bề mặt cấu trúc bê tông ở điểm thấm phải được đục bỏ phần xi măng tô. Sau đó làm sạch bụi xi măng, ba vớ và tưới nước cho đến khi bão hòa, nhưng không được để nước đọng trên bề mặt thì mới tiến hành thi công chống thấm.


– Chống thấm sàn: Nếu sàn lát gạch thì phải tháo bỏ trước khi tiến hành đục lớp xi măng tô tại điểm thấm, theo hình chữ V. Để có được độ kết dính tối đa của hợp chất chống thấm với nền thi công nên lót trước một lớp hồ dầu. Sau đó cho hỗn hợp chống thấm đã được nhào trộn kỹ lên trên lớp hồ dầu còn ướt (tùy theo hóa chất mà nhà cung cấp có hướng dẫn cụ thể). Đối với hỗn hợp chống thấm khô nhanh, sau khi hoàn thiện nên phủ lên bề mặt một tấm nhựa khoảng 24 – 48 giờ.


– Chống thấm tường: Xem xét vết nứt của tường hay là vết nứt của vữa hồ. Có thể đục ngay vết nứt hình chữ V hoặc hình mang cá, sâu độ 2 cm, dùng cọ hoặc chổi quét một lớp mỏng hợp chất chống thấm lên bề mặt để bịt kín các lỗ rỗng. Sau khoảng thời gian 6 – 8 giờ quét lớp thứ hai tương tự. Sau cùng dùng bay trát hợp chất chống thấm đầy lên điểm cần chống thấm.


– Chống thấm chân tường: Đầu tiên đục bỏ lớp xi măng tô bên ngoài chân tường. Kế đến, dùng hỗn hợp chống thấm trát vào. Chờ cho lớp thứ nhất kết dính, trát tiếp lớp thứ hai (ít nhất 2 lớp). Sau cùng tô thêm lớp xi măng bên ngoài. Làm như vậy sẽ đảm bảo được độ bao phủ của vết nứt.


– Chống thấm cho khu vực thường xuyên ẩm ướt (phòng tắm, nơi giặt giũ, sàn vệ sinh…): Có nhiều cách và nhiều loại hóa chất để chống thấm, nhưng thông thường hiện nay người ta sử dụng hóa chất chống thấm T-11A GOLD PLUS  của  PUMA . Trước khi thi công, bề mặt bê tông phải được làm sạch, các góc cạnh nên được che chắn bảo vệ. Dùng cọ hoặc chổi mềm quét hợp chất BK – 143 lên bề mặt đã chuẩn bị sẵn (tháo bỏ lớp gạch lót, đục bỏ lớp xi măng tô). Có thể quét từ 1- 3 lớp CT-11A GOLD PLUS , tùy theo mức độ thấm của công trình.


– Nhiều trường hợp ta nên xử lý thấm bằng cách tạo ra dòng chảy cho khe thấm, xử lý mảng thấm lớn sau đó bít dòng chảy nhỏ đó, VD: trong trường hợp dòng thấm lớn, khi đưa vật liệu chống thấm vào bị dòng chảy thấm cuốn đi mất, khi đó ta nên dùng dẫn dòng khe qua nhiều ống nhỏ để tách dòng thấm theo chủ ý rồi xử lý thấm toàn bộ sau đó bít các ống nhỏ đó sau.


– Với trường hợp trong dân dụng, thấm giữa giáp ranh hai nhà thi nên xử lý dứt điểm từ đầu nguồn, tức là không cho nước có khả năng vào khe thì sẽ hiệu quả hơn cả.
– Với khu phụ nếu có xử lý chống thấm ngược được thì nhanh, nhưng hiệu quả không được lâu dài, nên bóc lớp nền và xử lý như thi công ban đầu bằng phụ gia hoặc đổ bê tông dày trực tiếp tuy hơi nặng kết cấu nhưng hiệu quả và tuổi thọ lâu dài.